Xin học thạc sỹ Computer Science với tấm bằng Cử nhân kinh tế
29 Aug 2020

1 bài viết ngắn chia sẻ về quá trình xin học của tui

Hello các bạn, con đường chuyển nghề từ Kinh tế sang Lập trình có vẻ càng ngày càng tấp nập nhỉ. Dạo trước tui rảnh rỗi đi chém ở một số Facebook group chia sẻ kinh nghiệm xin học lên Thạc sỹ của mình và được một số bạn nhắn tin hỏi thăm thêm. Tiện, tui copy lại trong này luôn để sau này dễ chia sẻ.

Tui là dân kinh tế, trên tay có tấm bằng Cử nhân Quản trị Logistics và đi làm Digital Marketing cũng được hơn 4 năm. Chi tiết hơn về background và mục đích chuyển nghề của tui, ai quan tâm có thể đọc trang Về Tui sau nhé. Sau 1 năm nghỉ làm để tập trung vào việc xin học, tui may mắn có 1 chân học chương trình thạc sỹ Computer Science tại trường Northeastern Mỹ quốc.

Quá trình tui đã trải qua như sau.

1. Tìm hiểu động lực học của bản thân và chính xác mình cần học gì

Chân ướt chân ráo chuyển qua học Khoa học, tui dành nhiều nhất thực ra không phải là ở lúc tìm trường, mà là ở bước này. Nếu bạn có ý định đi cùng đường với tui, trong đầu bạn chắc cũng đã hoặc đang treo lủng lẳng 2 câu hỏi dưới đây:

  1. Học lập trình có dành cho dân Kinh tế chúng mình không?
  2. Nên chọn học Computer Science hay Data Science?

Dĩ nhiên là mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau.

Với câu 1, muốn biết thì phải làm thử: dành thời gian TỰ đọc và TỰ học một số khóa học lập trình cơ bản trong tầm 2-3 tháng. Các nguồn học free trên mạng rất nhiều. Tui nhấn mạnh chuyện tự học vì dẫu có đang đi học hay đi làm, đây sẽ là thứ mà bạn sẽ luôn luôn phải làm. Công nghệ mới xuất hiện hằng ngày, trường học không thể cập nhật nhanh và đầy đủ để dạy cho tụi mình đâu. Đó, câu trả lời sẽ là có - nếu như bạn thấy thích thú với việc tự học và các khái niệm lập trình.

    Còn tui, tui thích việc học nói chung, thích giải đố và những chủ đề liên quan đến logic, nên có một cái đèn xanh sáng rọi đã bật cho tui ở đoạn này.

Câu 2 sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào kế hoạch phát triển của riêng bạn, áp dụng như thế nào vào Business background của mình. 2 bộ môn này đều dạy bạn học lập trình cả. Nhưng điểm khác nhau chính là:

    Suy nghĩ thấu đáo ở bước này sẽ giúp ích cho bạn rất rất nhiều cho bước sau: chọn trường, chọn ngành và viết được những bài Personal Statement hoặc Statement of Purpose thuyết phục.

2. Tìm hiểu và chọn trường học

Ngoài việc đọc đủ thông tin trên website của trường chương trình, tìm alumni (qua facebook, linkedin) để hỏi han thì tui không thể nhấn mạnh hơn cái lợi khi gửi mail đến các admission counselor/advisor để xin tư vấn. Với các trường nhỏ, tui may mắn còn được trao đổi với thầy/cô chủ nhiệm khoa.

Họ sẽ chia sẻ nhiều thông tin tốt, thậm chí là hot tips cho việc chuẩn bị hồ sơ, bài luận. Với các chương trình yêu cầu có đủ tín chỉ các môn Khoa học, tiện nhất là mình có thể gửi họ xem trước bảng điểm, cho mình biết luôn là mình not qualified thì khỏi nộp. Qua quá trình này, bạn cũng có có cái nhìn sơ lược về mức độ quan tâm của trường đối với sinh viên và chất lượng xét tuyển của trường.

Nhìn chung, các trường ở Úc, Châu Âu sẽ coi trọng bảng điểm và xếp hạng và phân loại trường đại học (Chính quy/Nghề), còn ở Mỹ và Canada thì họ coi trọng bài luận và đam mê của mình hơn.

Ngoài ra tui cũng quan tâm đến ROI của chương trình - được ở lại nước đó làm bao lâu? lương trung bình của đầu ra là bao nhiêu và mất bao nhiêu năm để hoàn vốn?

Một số chương trình tui có ấn tượng tốt khi tìm hiểu, và ngoài việc thi IELTS thì không cần thi thêm cái chi nữa. (Tui ra trường lâu rồi nên không muốn lại dành 3-6 tháng ôn GMAT/GRE)

Sau 6 tháng lận đận, tui đậu 2 trường (các trường còn lại bị loại từ vòng hỏi han hoặc rớt :>) Tui thích và chọn Align và phải nộp lần thứ 2 mới đậu.

    Xin trân trọng cảm ơn cô Lâm Hà đã dắt mối!

Hiện tui đã kịp luồn vào Seattle, chuẩn bị cho ngày 9/9 này nhập học. Bonus dưới đây mấy tấm hình những ngày đầu của tui ở Seattle. Còn trải nghiệm chương trình học thế nào, để sau này đi học rồi tui kể sau nha.